Xổ số kiếm tiền online 2023 | Nhận 150K miễn phí

Vốn ngoại chảy mạnh vào ngành dược
25/10/2017

Thu hút được đối tác ngoại là cơ hội để doanh nghiệp dược Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển ngành dược quốc gia. Song, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ thị trường dược trong nước lọt vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Hiện tượng nhà đầu tư ngoại đầu tư mạnh vào ngành dược trong vài năm gần đây đang được giới quan sát chú ý. Cuộc khảo sát của hãng tư vấn Grant Thornton thực hiện đầu năm nay cho thấy y tế, dược phẩm tiếp tục nằm trong top 3 ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, sau thực phẩm, đồ uống và bán lẻ.

Nhộn nhịp góp vốn mua cổ phần

Các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua mua lại cổ phần của các công ty dược phẩm hàng đầu trong nước. Một số thương vụ đình đám đã hoàn tất gần đây, như Tập đoàn Abbott (Mỹ) nắm quyền chi phối với tỉ lệ sở hữu 51,69% cổ phần tại Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco.

Với mức vốn góp như trên, Abbott hiện có 3/7 thành viên HĐQT và 3/5 thành viên Ban kiểm soát tại Domesco. Dự kiến, yếu tố ngoại sẽ còn tiếp tục được mở rộng tại doanh nghiệp (DN) dược này khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có kế hoạch thoái toàn bộ 34,71% vốn tại Domesco trong năm 2017. Dự đoán, Abbott không bỏ lỡ cơ hội này để tiến tới mức chi phối hoàn toàn.

vốn ngoại đầu tư mạnh vào ngành dược

Khí hậu và thổ nhưỡng vùng cao của Việt Nam thích hợp cho nhiều loại dược liệu quý.

Trong ảnh: Vùng trồng dược liệu tại tỉnh Lào Cai Ảnh: Việt Lan

 

Một thương vụ khác là Taisho, tập đoàn dược phẩm đứng trong top 4 Nhật Bản, đã trở thành cổ đông lớn của Dược Hậu Giang với tỉ lệ sở hữu 24,4%. Nghi vấn về khả năng nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm Dược Hậu Giang cũng đã được đặt ra khi tháng 7 vừa qua, DN này bất ngờ trình cổ đông thông qua việc nới room ngoại lên 100%.

Tại Công ty CP Traphaco, 2 cổ đông nước ngoài là Mekong Capital và Vietnam Holding đang đi đến những bước cuối cùng của việc triển khai thoái vốn khi thời điểm đóng quỹ cận kề. Sự thay đổi kế hoạch đầu tư của Mekong Capital và Vietnam Holding được xem là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài khác vì Traphaco luôn kín room khối ngoại. Bằng chứng là một tập đoàn dược phẩm lớn của Hàn Quốc đã chấp thuận giá cao hơn 35% so với thị giá cổ phiếu Traphaco trên sàn để sở hữu lượng cổ phần 2 nhà đầu tư trên sẽ thoái.

Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài - cho rằng thông qua kênh góp vốn mua cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận được thị trường Việt Nam nhanh hơn do không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, không phải thực hiện các thủ tục rườm rà. Vì vậy, ngay cả khi đầu tư theo hình thức này tại thời điểm giá cổ phần cao, chi phí đắt hơn vẫn không bị thiệt vì tiết kiệm được thời gian và có lợi nhuận sớm để bù lại.

Đối với ngành dược phẩm, đây là bước đi khôn ngoan vì theo các cam kết hội nhập của Việt Nam, các hãng dược phẩm nước ngoài không được trực tiếp phân phối thuốc tại thị trường nội địa. Do vậy, việc sở hữu chi phối cổ phần của các công ty dược sẽ là chiến lược kép để vừa có thể chuyển giao công nghệ sản xuất vừa phân phối thuốc vào thị trường Việt Nam.

Cần giữ thương hiệu Việt

Theo các chuyên gia ngành dược, khi mua nhà máy hay công ty dược trong nước, các công ty đa quốc gia không đặt mục đích sở hữu cơ sở vật chất mà muốn nhắm đến thị trường công ty họ mua đang nắm giữ. Xu hướng vốn ngoại chảy mạnh vào ngành dược được nhìn nhận là cơ hội để DN dược Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển ngành dược quốc gia. Song, đi kèm với cơ hội đó luôn tiềm ẩn nguy cơ đánh mất thị trường dược vào tay DN nước ngoài, như câu chuyện đã xảy ra ở ngành bán lẻ.

 

Theo ông Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng Giám đốc Traphaco, DN này có chiến lược tập trung vào đông dược và phát triển gắn với dược liệu sạch trong nước nên đã tự cung cấp được 72% nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của mình. Phần dược liệu còn lại được thu mua trong nước (20%), nhập khẩu (8%). Vùng nguyên liệu của Traphaco gồm 36.000 ha đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của WHO) cho 10 loại dược liệu khác nhau phục vụ các nhóm sản phẩm chính của DN.

Đây là lợi thế rất lớn của Traphaco trong bối cảnh Việt Nam có hơn 4.000 loài cây và hơn 1.000 loài sinh vật có thể dùng làm thuốc nhưng 80% nhu cầu dược liệu trong nước hiện phải nhập khẩu. Đầu tư cho vùng trồng dược liệu trong nước chắc chắn phải chịu lỗ trong thời gian đầu. Chưa kể, tại nhiều vùng trồng dược liệu, người trồng đều là dân tộc thiểu số, DN phải mất nhiều công sức để hướng dẫn họ thay đổi tập quán trồng trọt, chăm sóc cây dược liệu. Khi DN có vốn ngoại, nếu nhà đầu tư không chia sẻ chiến lược phát triển bền vững của công ty để đi đường dài mà chỉ muốn tập trung vào những sản phẩm có lợi nhuận ngay, sớm hoàn vốn thì khó có thể đầu tư mạnh cho dược phẩm "made in Vietnam".

Bên cạnh đó, để có thuốc Việt, rất cần sự nỗ lực của các DN trong việc đưa những sản phẩm có chất lượng ra thị trường. Cùng với đó là chính sách để thuốc có nguồn gốc dược liệu sạch trong nước được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện.

 

Theo Tô Hà

Người lao động


 
Điểm tin
Top