Bảng 4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025
STT |
Ngành nghề |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
1 |
Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm |
4 |
10.800 |
2 |
Giáo dục – Đào tạo |
5 |
13.500 |
3 |
Du lịch |
8 |
21.600 |
4 |
Y tế |
4 |
10.800 |
5 |
Kinh doanh tài sản – Bất động sản |
4 |
10.800 |
6 |
Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai |
3 |
8.100 |
7 |
Thương mại |
8 |
21.600 |
8 |
Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng |
3 |
8.100 |
9 |
Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin |
3 |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm |
42 |
113.400 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Bảng 5: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025
STT |
Ngành nghề |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
1 |
Truyền thông - Quảng cáo - Marketing |
8 |
21.600 |
2 |
Dịch vụ phục vụ |
10 |
27.000 |
3 |
Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ |
7 |
18.900 |
4 |
Quản lý - Hành chính - Nhân sự |
4 |
10.800 |
5 |
Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường |
4 |
10.800 |
6 |
Công nghệ - Nông lâm |
3 |
8.100 |
7 |
Khoa học - Xã hội - Nhân văn |
2 |
5.400 |
8 |
Ngành nghề khác |
3 |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động |
41 |
110.700 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Bảng 6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025
STT |
Nhóm ngành |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
1 |
Kỹ thuật công nghệ |
35 |
70.875 |
2 |
Khoa học tự nhiên |
7 |
14.175 |
3 |
Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính |
33 |
66.825 |
4 |
Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch |
8 |
16.200 |
5 |
Sư phạm - Quản lý giáo dục |
5 |
10.125 |
6 |
Y - Dược |
5 |
10.125 |
7 |
Nông – Lâm – Thủy sản |
3 |
6.075 |
8 |
Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao |
4 |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân |
100 |
202.500 |
Ghi chú: Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp – Cao đẳng – Đại học
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Bảng 7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025
STT |
Trình độ nghề |
2017 - 2020 |
2021 - 2025 |
||
Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%) |
Số chỗ làm việc |
Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%) |
Số chỗ làm việc |
||
1 |
Trên đại học |
2 |
5.400 |
2 |
5.400 |
2 |
Đại học |
13 |
35.100 |
17 |
45.900 |
3 |
Cao đẳng |
15 |
40.500 |
15 |
40.500 |
4 |
Trung cấp |
35 |
94.500 |
33 |
89.100 |
5 |
Sơ cấp nghề |
14 |
37.800 |
18 |
48.600 |
6 |
Lao động chưa qua đào tạo |
21 |
56.700 |
15 |
40.500 |
Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm |
100 |
270.000 |
100 |
270.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Quá trình phát triển thị trường lao động trong giai đoạn các năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo xu hướng phát triển như sau:
1. Nhóm ngành Công nghệ thông tin:
Ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn hội nhập ASEAN sẽ có cơ hội phát triển và hình thành một số nhóm nghề mới như: Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình game, Lập trình thiết kế game 3D, Lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D. Vẫn dựa trên nền tảng của ngành đào tạo là công nghệ thông tin và được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn.
2. Nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật:
Sự kết hợp giữa nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện một số nhóm ngành như: Kỹ thuật thương mại, Quản trị viên của các ngành kỹ thuật.
3. Nhóm ngành Quản trị kinh doanh - Tài chính – Ngân hàng:
Xu hướng kết hợp giữa các chuyên ngành hình thành ra những nhóm ngành nghề mới như: Quản trị rủi ro, Quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp – công nghệ kỹ thuật và y tế, Quản lý hệ thống thông tin, Kế hoạch và Dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội – kinh doanh, Tư vấn tài chính cá nhân, Quản lý dự án khoa học môi trường – hàng không, Logistic, Quản lý văn phòng cao cấp…
4. Nhóm ngành Khoa học xã hội:
Sự kết hợp giữa ngành tâm lý học, khoa học xã hội với các nhóm ngành khác như pháp luật, giáo dục như: Tư vấn học đường, Tâm lý xã hội, Tâm lý điều trị bệnh lý…
5. Nhóm ngành Y tế:
Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế hình thành các nhóm ngành mới như: Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, Kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, Công nghệ y sinh, Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen…
Các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 đến 2025 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề. Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho nhân lực của TP.HCM trong giai đoạn hội nhập.
Thực trạng thị trường lao động những năm gần đây tại thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực; cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là điều cấp thiết hiện nay để từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng và hạn chế sự nghịch lý.
Bước C: Chọn trường để xét tuyển năm 2017
Với một ngành, có thể có nhiều trường cùng có chuyên ngành đào tạo giống nhau. Lúc bấy giờ, bạn phải tự xác định học lực của mình. Sau đó bạn tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh của trường đó xem có phù hợp với năng lực học tập của mình hay không (có thể tìm hiểu dựa vào điểm chuẩn các năm trước hoặc các điều kiện xét tuyển từ điểm học bạ THPT).
Bạn có thể tham khảo đề án tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng trực tiếp tại trang web của các trường đại học, cao đẳng.
Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể “dụng võ” được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không, môi trường học tập thế nào; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không... Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào.
Chúc các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực để mở lối thành công trong tương lai.
Tham khảo nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM tháng 8 năm 2016