Xổ số kiếm tiền online 2023 | Nhận 150K miễn phí

Nhu cầu cao về nhân lực ngành Luật
23/10/2017

     Nước ta đang có nhu cầu rất lớn về cán bộ pháp luật. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên..

     Trong khi nhân lực các ngành kinh tế – tài chính đang có nguy cơ khủng hoảng thừa thì nhân lực ngành luật và cán bộ Tư pháp lại được dự báo là sẽ có nhu cầu cao trong nhiều năm tới.

     Tuy nhiên, năng lực đào tạo pháp luật hiện có của các cơ sở giáo dục trong nước chưa thấm vào đâu. Chưa kể, chất lượng đào tạo lại chưa được chú trọng.

Nhu cầu cao về nhân lực ngành luật

     Nước ta đang có nhu cầu rất lớn về cán bộ pháp luật. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại... (hiện cả nước có khoảng 6.000 luật sư, 5.000 thẩm phán, 4.000 điều tra viên, 400 công chứng viên). Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. So với nhu cầu lớn về cán bộ pháp luật thì năng lực đào tạo pháp luật hiện có chưa thấm vào đâu. Quy mô của mạng lưới đào tạo Luật chỉ đạt từ 3.500 -4.000 cử nhân hệ chính quy mỗi năm.
nhân lực ngành dịch vụ pháp lý (ngành luật)

     Tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 khối Giáo dục ĐH, CĐ vừa được tổ chức, PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP HCM đã nêu lên thực trạng đào tạo nhân lực ngành luật còn nhiều điểm bất hợp lý trong hệ thống giáo dục hiện nay. 

     Theo đó, về phương diện quản lý, trừ trường ĐH Luật Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp, các đơn vị đào tạo cử nhân ngành luật khác đều thuộc Bộ GD&ĐT. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành luật rất cao trong khi chỉ tiêu năng lực đào tạo chính quy của từng trường hàng năm lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy, đào tạo theo hệ vừa học vừa làm (tại chức), hay văn bằng hai ngành luật theo PGS.TS Mai Hồng Quỳ là điều hợp lý về nhu cầu và rất cần thiết. Tuy nhiên, việc đào tạo cử nhân luật tại chức được mở khá dễ dãi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội ngũ cán bộ pháp luật.

Nhân lực ngành luật: Vừa thiếu vừa yếu

     Theo PGS.TS Mai Hồng Quỳ, đặc thù của đào tạo luật đòi hỏi một số điểm sau: Thứ nhất là đội ngũ giảng viên phải vừa “hồng” vừa “chuyên”, phẩm chất đạo đức và nhạy cảm chính trị  đặc biệt tốt. Thứ hai là hệ thống thư viện, thông tin, hệ thống các phòng thực hành (trong đó có phòng thực hành xử án) cho sinh viên phải đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề này đang là một điểm khó đối với các cơ sở đào tạo. Thứ ba là yêu cầu Anh văn đối với cử nhân ngành luật rất quan trọng bởi chúng ta hiện nay thiếu đội ngũ luật sư quốc tế do vốn ngoại ngữ kém, có những phiên toà liên quan đến yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thì đội ngũ luật sư của chúng ta sử dụng được tiếng Anh rất ít..

Tư vấn chọn nghề:  Nhu cầu cao về nhân lực ngành luật

     Hiện, hai trung tâm đào tạo nhân lực ngành luật lớn nhất cả nước là: ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP HCM. Ông Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: Qua hơn 32 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã đạo tạo được hơn 80.000 cán bộ pháp lý, trong đó hơn 70.000 người đạt trình độ cử nhân. Hiện nay, hơn 60% cán bộ tư pháp trong cả nước do ĐH Luật Hà Nội đào tạo. Trường ĐH Luật TP HCM, đến nay đã đào tạo khoảng 28.000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 12.000 sinh viên chính quy theo 3 ngành đào tạo, 6 chuyên ngành, 5 khoa chuyên ngành luật ở tất cả các bậc từ cử nhân đến tiến sỹ.
 
     Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã xác định xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP HCM thành các trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp lý của Việt Nam, với chất lượng và uy tín cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học pháp lý, góp phần thực hiện công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

     Tuy nhiên, thực tế đào tạo hiện nay vẫn đang chỉ ra những bất cập khi “cung” không đủ “cầu” của nhân lực ngành luật. PGS.TS Mai Hồng Quỳ đề nghị Bộ GD&ĐT nên đầu tư căn cơ cho các trường đào tạo luật. Nhắc tới đào tạo ngành luật ở các quốc gia trên thế giới thì đồng nghĩa với ngành đào tạo có chất lượng “đỉnh cao”, nhưng ở Việt Nam thì chất lượng ngành này rõ ràng chưa được đảm bảo. 

     Việc xét đầu vào nhân lực ngành luật cũng cho thấy yêu cầu cần thay đổi. Trong đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga từng dẫn ví dụ, với nhân lực ngành luật, việc tuyển sinh riêng có thể áp dụng cách đánh giá năng lực, khả năng hùng biện của thí sinh thay vì chỉ thi kiến thức đơn thuần như hiện nay. Tuy nhiên, do yêu cầu cần thời gian chuẩn bị để thay đổi, năm 2014 sắp tới, hai cơ sở đào tạo nhân lực ngành luật lớn nhất trong cả nước là ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP HCM vẫn tổ chức tuyển sinh theo hình thức “3 chung”.

     GS.TS Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư Pháp từng nhận định: Nhìn vào chương trình của các cơ sở đào tạo ngành luật hiện nay, sau phần đại cương là một loạt môn học thuần túy pháp luật, hầu như không có môn học nào mang tính chất liên ngành. Vì vậy, cử nhân tốt nghiệp hay rơi vào tình trạng pháp lý thuần túy khi phải giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đặt ra, nhiều khi trở nên lạc lõng.

Theo phapluatxahoi


 
Hot News
Top